Dàn âm thanh hội trường là gì?
Dàn âm thanh hội trường là sự kết hợp của nhiều thiết bị tạo thành một hệ thống âm thanh hoàn hảo. Có thể nói đây là một trong những hệ thống âm thanh phức tạp nhất, bởi lẽ hệ thống âm thanh này thường có công suất lớn, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như hội họp,phát biểu, họp báo và karaoke…Âm thanh hội trường đòi hỏi cao về chất lượng âm thanh, hạng mục thi công cầu kỳ kết hợp ánh sáng chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về hệ thống âm thanh hội thảo TOA chuyên nghiệp
- Kinh nghiệm có nên mua Amply karaoke hàng bãi hay không?
Lắp đặt dàn âm thanh hội trường cần các thiết bị nào?
Thiết bị khuếch đại tín hiệu
- Amply
Amply là một trong những thiết bị trong dàn âm thanh, nó có chức năng đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào amply, nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe.
- Cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh ra loa .Đây là thiết bị đóng vai trò cốt lõi , không thể thiếu trong dàn âm thanh hội trường. Với khả năng khuếch đại âm thanh mạnh mẽ, hiệu suất làm việc cao và mạch bảo vệ tiên tiến, đây sẽ là giải pháp vô cùng hoản hảo cho dàn âm thanh hội trường lớn.
Theo nguyên lý về âm thanh, cục đẩy công suất phải có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất của loa thì âm thanh phát ra mới tròn, nguyên vẹn, sáng tiếng . Cục đẩy công suất thường chia làm 2 loại: cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh, tùy theo nhu cầu và địa hình thực tế chúng ta có thể có những cục đẩy công suất khác nhau sao cho phù hợp.
Thiết bị cân chỉnh âm thanh
Ở đây chúng ta nói đến mixer, đối với âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thì mixer có thể ví như là trái tim của hệ thống âm thanh. Tất cả các thiết bị đều được kết nối với mixer và phải đi qua bàn mixer để xử lý tín hiệu.
Bàn mixer có 2 loại chính là Analog mixer và Digital mixer.
- Analog mixer: là loại mixer được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Analog mixer luôn phải có kĩ thuật viên đứng điều chỉnh trực tiếp mỗi khi cần.
- Digital mixer: Với Digital mixer bạn có thể điều chỉnh từ xa thông qua phần mềm được cài đặt trên máy tính hoặc các thiết bị cầm tay khác như điện thoại, máy tính bảng… không cần phải đứng trực tiếp trước bàn mixer để điều chỉnh.
Nguồn âm
Không phải đâu xa lạ, đó chính là thiết bị Micro hay các dụng cụ nhạc như sáo, guitar,… Micro trong dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thường là micro không dây. Bởi micro không dây tiện lợi trong việc di chuyển trên sân khấu. Bên cạnh micro không dây, một vài sân khấu âm nhạc lớn còn sử dụng micro đeo tai giúp ca sĩ dễ dàng thực hiện các động tác vũ đạo hơn.
Loa và sub hội trường
Đối với dàn âm thanh hội trường, loa và sub phải là những dòng có công suất lớn .Theo cách tính của các chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh, thông thường thì cách chọn công suất của loa cho phù hợp với số người, diện tích hội trường sẽ là 3,5 -5W/1 người.
Bên cạnh đó công suất của loa, sub sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như diện tích sử dụng, đồ đạc trong hội trường, trần nhà, thạch cao, bàn ghế, vật cách âm, tiêu âm . Chính vì vậy tùy theo tình hình thực tế mà kỹ thuật viên âm thanh sẽ setup cho hội trường của bạn những đôi loa khác nhau sao cho phù hợp mục đích sử dụng.
Các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Bên cạnh bàn mixer thì còn có những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh khác đi kèm, bổ trợ cho mixer. Đó là các thiết bị: vang số, equalizer, crossover.
- Vang số: hay còn gọi là Echo, Effect, là thiết bị tạo hiệu ứng tiếng vang, giúp âm thanh vang vọng hơn.
- Equalizer: hay còn gọi là thiết bị lọc tần số. Equalizer có chức năng cân bằng tần số của dàn âm thanh, điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp với phòng nghe và thể loại nhạc đang nghe.
- Crossover: còn được biết đến là thiết bị phân tần. Crossover có nhiệm vụ phân chia các tín hiệu âm thanh làm ba nhóm là tần số cao, vừa và thấp. Sau đó truyền những tần số đã được phân đến những thiết bị âm thanh tương ứng.
Các kết nối hệ thống âm thanh hội trường cơ bản

Bước 1: Đầu tiên nên kết nối các thiết bị đầu vào như micro, đầu hát, máy vi tính… vào mixer.
Bước 2: Kết nối phần đầu ra (output) của mixer với đầu vào (input) của Equalizer và Vang số.
Bước 3: Nối đầu ra (output) của Equalizer với đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 4: Nối từ đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào đầu vào (input) của cụm loa chính, bao gồm loa full và loa sub.
Bước 5: Nối phần đầu ra (output) của Vang số vào phần đầu vào (input) của mixer và Crossover.
Bước 6: Nối Nối từ đầu ra (output) của Crossover vào đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 7: Nối từ đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào đầu vào (input) của Loa monitor.
Khi kết nối hệ thống âm thanh sân khấu bạn cần phải rất cẩn thận vì rất dễ gây ra hiện tượng đoản mạch, đơn giản như chỉ cần hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch và làm hỏng amply ngay lập tức. Chính vì vậy bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh để kết nối hệ thống âm thanh được chính xác và tốt nhất.
Những lưu ý khi lắp đặt dàn âm thanh hội trường
- Nhu cầu âm thanh của hội trường
- Dùng các phụ kiện âm thanh thích hợp
- Hạn chế treo các vật cản trong hội trường
- Mua các thiết bị âm thanh chất lượng tốt
- Nắm thật vững các nguyên lý cơ bản của âm thanh hội trường
Bài viết trên đây là tất cả những thiết bị cơ bản không thể thiếu mà Lạc Việt Audio đưa ra để giúp các bạn lắp đặt dàn âm thanh hội trường chất lượng . Tuy nhiên tùy theo nhu cầu sử dụng và tình hình thực tế Qúy khách hàng có thể phối ghép thêm những thiết bị khác nhau sao cho đáp ứng mục đích sử dụng.